Giới thiệu về nghiên cứu

Tên Nghiên cứu: Điều chỉnh biện pháp tư vấn “Băng ghế tình bạn” (Friendship Bench) để cải thiện sức khỏe tâm thần và tăng cường điều trị HIV ở những người nhiễm HIV có rối loạn nghiện chất dạng thuốc phiện ở Việt Nam.

Nhà tài trợ: Viện Lạm dụng ma túy quốc gia (NIDA), Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH)

Đơn vị thực hiện: Đại học North Carolina – Chapel Hill và Văn phòng Đại học North Carolina tại Việt Nam.

Địa điểm thực hiện: 4 phòng khám điều trị Methadone tại Hà Nội.

Thời gian thực hiện: Tháng 10/2020 đến tháng 10/2023.

Thông tin khái quát

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích chuyển hóa và thử nghiệm biện pháp tư vấn “Băng ghế tình bạn” để cải thiện sức khỏe tâm thần ở những người nhiễm HIV có rối loạn nghiện chất dạng thuốc phiện ở Việt Nam.

“Băng ghế tình bạn” là một chương trình tư vấn can thiệp dựa trên liệu pháp giải quyết vấn đề, giúp điều trị rối loạn tâm thần thông thường nói chung và phù hợp với bối cảnh hạn chế nguồn lực và thiếu chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Đối tượng nghiên cứu là người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) đang điều trị HIV và methadone và có triệu chứng mắc rối loạn tâm thần thông thường, bao gồm trầm cảm, lo âu và rối loạn liên quan đến căng thẳng theo thang điểm trầm cảm, lo âu và căng thẳng (DASS-21).

Chuyển đổi chương trình tư vấn can thiệp Băng nghế tình bạn phù hợp với người có HIV mắc rối loạn nghiện chất dạng thuốc phiện tại Việt Nam.

Quy trình chuyển đổi chương trình tư vấn can thiệp sẽ được thực hiện với sự hợp tác của các bên liên quan để đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và người bệnh, bao gồm 8 bước sau:

  • 1

    Đánh giá nhu cầu của đối tượng đích

  • 2

    Lựa chọn can thiệp

  • 3

    Chuyển đổi chương trình có
    sự tham gia của các bên liên quan

  • 4

    Xây dựng chương trình chuyển đổi

  • 5

    Xin ý kiến chuyên gia

  • 6

    Chỉnh sửa theo góp ý của chuyên gia

  • 7

    Tập huấn

  • 8

    Thử nghiệm chương trình chuyển đổi

Đánh giá tính khả thi, sự tuân thủ, chấp nhận và tác động ban đầu của chương trình tư vấn can thiệp Băng ghế tình bạn trong việc cải thiện rối loạn tâm thần thông thường và tăng cường điều trị HIV tại Việt Nam.

Chương trình tư vấn can thiệp sau khi điều chỉnh phù hợp sẽ được thử nghiệm ngẫu nhiên trên 75 bệnh nhân chia đều cho 3 nhóm: 1) Nhóm tư vấn can thiệp do chuyên gia tư vấn thực hiện; 2) Nhóm tư vấn can thiệp do tư vấn viên cộng đồng thực hiện; và 3) Nhóm chăm sóc thường quy tăng cường.

  • Nhóm tư vấn can thiệp sẽ tham gia chương trình tư vấn can thiệp “Băng ghế tình bạn” do các chuyên gia tư vấn hoặc tư vấn viên cộng đồng được đào tạo bài bản thực hiện. Đối tượng nghiên cứu trong hai nhóm can thiệp này sẽ nhận được 6 buổi tư vấn hàng tuần theo chương trình tư vấn can thiệp chuyển đổi.
  • Nhóm chăm sóc thường quy tăng cường sẽ nhận được các dịch vụ chăm sóc thường quy từ các nhân viên tư vấn tại các phòng khám. Các nhân viên này được đào tạo về phát hiện và quản lý rối loạn tâm thần thông thường. 

Quy trình nghiên cứu cho mục tiêu 2 gồm:

  • 1

    Sàng lọc

  • 2

    Đánh giá ban đầu

  • 3

    Tuyển chọn và phân bổ ngẫu nhiên đối tượng nghiên cứu

  • 4

    Đánh giá sau 6 tuần can thiệp

  • 5

    Đánh giá sau 3 tháng can thiệp

  • 6

    Đánh giá sau 6 tháng can thiệp

  • 7

    Đánh giá sau 12 tháng can thiệp